THAM LUẬN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH CHO NGƯỜI CAO TUỔI GỐC CHÂU Á TẠI BERLIN

Đăng bởi: Phạm Quỳnh Nga
03/12/2022 | 11:33
Chuyên mục: Sự kiện cộng đồng
0 bình luận
THAM LUẬN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH CHO NGƯỜI CAO TUỔI GỐC CHÂU Á TẠI BERLIN

Ngày 1.12.2022, tại Berlin đã diễn ra đại hội tổng kết dự án “tham gia xây dựng chính sách cho người cao tuổi gốc Châu Á”, tham luận thảo luận chính sách dành cho người cao tuổi nhập cư do hiệp hội GePGeMi tổ chức.

Trong sự kiện này, ủy viên về vấn đề nhập cư và hội nhập của Berlin, Katarina Niewiedzial, đã cũng thảo luận trực tiếp với 3 đại diện người Việt Nam, Võ Diệu Bạch Dung, Nhật Bản, Emi Norris, và Hàn Quốc, Chajo An. Trong buổi thảo luận còn có đại diện của trung tâm tăng cường kỹ năng đa văn hoá cho các tổ chức hỗ trợ người cao tuổi, Cristina Peiron Baehr, đại diện ban chấp hành của hội đồng cố vấn thành phố về người cao tuổi, Erwin Bender và đại diện hiệp hội GePGeMi, Chi Vũ. 

Người dẫn chương trình của buổi thảo luận là tiến sĩ chính trị học-nhà báo Chadi Bahouth.

Buổi thảo luận xoay quanh vấn đề khuyến khích tham gia xây dựng chính sách cho người cao tuổi và những rào cản.

Qua sự chia sẻ của 3 đại diện người cao tuổi, ở Berlin còn tồn tại một rào cản lớn, đó là thái độ thiếu thân thiện và tôn trọng của các tổ chức cơ quan ban ngành Đức. Thực tại này đã tạo nên rào cản và tâm lý ngại tham gia xây dựng chính sách ở người cao tuổi.

Để việc tham gia xây dựng chính sách được cải thiện hơn, theo cô Niewidzial, thành phố Berlin cần cải tạo lại bộ máy công quyền, sao cho người có nguồn gốc nhập cư được nắm giữ những vị trí quyết định. 

Hiệp hội GePGeMi nếu ra 2 đề xuất: 1. Xây dựng các lớp hội nhập cho người cao tuổi, trong đó người cao tuổi nhập không những có thể ôn lại tiếng Đức, mà còn được cung cấp các thông tin bổ ích cho một tuổi già an vui trên quê hương mới; 2. Bộ máy chính sách cho người cao tuổi và bộ máy chính sách cho người nhập cư cần phải làm việc chặt chẽ với nhau hơn, để nguyện vọng của người cao tuổi nhập cư được quan tâm đầy đủ.

Có rất nhiều người Việt làm việc ở các cơ quan giúp đỡ người nước ngoài có mặt. Trong đó có chị Mai, Thu Frandich và mình vừa là Nhà báo - Viet-bao.de - được mời đến đưa tin vừa là thành viên Hội Trống Cơm Reistommen, dệt niềm vui mỗi ngày, kết nối yêu thương giúp nhau cùng hội nhập trên quê hương thứ 2.


Cùng 
đại diện hiệp hội GePGeMi, Chi Vũ

ALBUM: THAM DỰ THẢO LUẬN CHÍNH SÁCH DÀNH CHO NGƯỜI CAO TUỔI ASIA NHẬP CƯ

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
<1234567 ... >