THÔNG BÁO SỐ 3: Liên quan đến Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ tư
Ủy ban nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, (Hội nghị) và Diễn đàn trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024, (Diễn đàn), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao và (Ủy ban) xin trân trọng thông báo như sau:
Nhằm phát huy đóng góp của bà con về những vấn đề mang tính chiến lược trong xây dựng và phát triển đất nước và các nội dung về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban rất mong bà con (bao gồm cả những người về nước dự và không có điều kiện về) gửi bài tham luận để đưa vào Kỷ yếu và trình bày tại Hội nghị và Diễn đàn với dung lượng mỗi tham luận khoảng từ 1.500 - 2.000 từ về các nội dung cụ thể như sau:
1. Đối với Diễn đàn:
Nội dung tham luận tập trung vào: (i) các xu thế phát triển kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ trên thế giới thời gian tới; (ii) đánh giá mức độ hồi phục của nền kinh tế thế giới và Việt Nam sau đại dịch COVID - 19; (iii) ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các lĩnh vực phát triển kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, y học…); (iv) khuyến nghị giải pháp nhằm nâng cao vai trò của trí thức NVNONN trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và giảng dạy tại Việt Nam; (v) chiến lược thúc đẩy phát triển bền vững cho các địa phương của Việt Nam.
2. Đối với Hội nghị:
- Phiên chuyên đề 1 “Kiều bào với sự phát triển công nghệ cao của Việt Nam”:
Nội dung tham luận tập trung vào: (i) thực trạng phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo ở sở tại; (ii) tiềm năng hợp tác trong ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo giữa quốc tế và Việt Nam; (iii) kiến nghị giải pháp cho sự phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo của Việt Nam; (iv) kiến nghị giải pháp cho sự phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.
- Phiên chuyên đề 2 “Doanh nghiệp, doanh nhân kiều bào đồng hành cùng đất nước”:
Nội dung tham luận tập trung vào: (i) thực tiễn và kinh nghiệm của doanh nhân kiều bào trong xúc tiến đầu tư tại Việt Nam; (ii) giải pháp thúc đẩy kết nối và hợp tác giữa doanh nghiệp kiều bào và địa phương Việt Nam; (iii) chiến lược và giải pháp trong việc xúc tiến thương mại hàng Việt Nam ở nước ngoài và phát triển kênh phân phối hàng Việt Nam; (iv) phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn thông qua đầu tư của kiều bào; (v) chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ trong phát triển kinh tế: vai trò của doanh nhân kiều bào; (vi) giải pháp nâng cao chất lượng 2 nguồn nhân lực thông qua hợp tác với các doanh nghiệp kiều bào; (vii) phân tích chính sách hỗ trợ doanh nhân kiều bào hiện có và đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình hình; (viii) thúc đẩy hợp tác công - tư (PPP) trong các dự án đầu tư của nhà nước, thu hút nguồn vốn, sự tham gia của doanh nhân kiều bào.
- Phiên chuyên đề 3 “Đại đoàn kết dân tộc, công tác hội đoàn và vai trò của thế hệ trẻ kiều bào”:
Nội dung tham luận tập trung vào: (i) những kinh nghiệm, cách làm hay, các biện pháp tăng cường công tác đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc (mảng về công tác đại đoàn kết); (ii) kinh nghiệm tổ chức, những thuận lợi và khó khăn; nhu cầu của các hội đoàn NVNONN là thành viên của các đoàn thể quần chúng trong nước; vai trò của lãnh đạo hội đoàn, lực lượng nòng cốt của các hội đoàn trong việc quy tụ, đoàn kết cộng đồng; vai trò của các hội đoàn NVNONN trong việc ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật của người Việt ở sở tại (mảng về công tác hội đoàn); (iii) ý kiến, nguyện vọng về chính sách, pháp luật, trong đó có vấn đề nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam vẫn giữ quốc tịch nước ngoài (mảng về chính sách pháp luật); (iv) việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo hội đoàn, vai trò của các KOLs, Vlogger, Youtuber, Tiktoker trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật tới cộng đồng, quảng bá văn hóa Việt Nam, tăng cường quan hệ giao lưu nhân dân (mảng về kiều bào trẻ).
- Phiên chuyên đề 4 “Kiều bào - Sứ giả văn hóa và ngôn ngữ Việt”:
Nội dung tham luận tập trung vào: (i) phát huy vai trò của báo chí kiều bào trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, và trong việc gìn giữ, phát huy, lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc và tiếng Việt ở nước ngoài; (ii) giữ gìn, duy trì phong tục, tập quán văn hóa Việt Nam ở nước ngoài; khó khăn, thuận lợi và kiến nghị giải pháp; (iii) tình hình dạy và học tiếng Việt tại địa bàn; thực trạng, khó khăn và kiến nghị giải pháp khắc phục, những kinh nghiệm, cách làm hay tại địa bàn.
Các bài tham luận xin gửi về Ủy ban qua email hoinghivk4@gmail.com trước ngày 15/7/2024.
Trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của kiều bào./
Nguồn: Viet.bao.de theo LHHPN Châu Âu
Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *