TRÁNH CHẾT ĐUỐI: 6 ĐIỂM CƠ BẢN CÓ THỂ CỨU CHÚNG TA KHI Ở DƯỚI NƯỚC

Đăng bởi: Phạm Quỳnh Nga
22/07/2019 | 12:45
Chuyên mục: Thế hệ trẻ
0 bình luận
TRÁNH CHẾT ĐUỐI: 6 ĐIỂM CƠ BẢN CÓ THỂ CỨU CHÚNG TA KHI Ở DƯỚI NƯỚC

Mùa hè mọi người thích tắm, và số người chết đuối tăng nhanh. Vậy phải làm gì để không bị chết đuối? Sau đay là các nguyên tắc an toàn cơ bản nhất, nó không chỉ áp dụng cho mùa hè.

Năm ngoái ở Ba Lan có 449 người chết đuối. Năm nay có thể tệ hơn vì từ đầu năm đến giờ đã có hơn 350 người thiệt mạng và chỉ trong kỳ nghỉ cuối tuần vừa rồi, con số là tận 30. Có một điều nghịch lý là phần lớn số vụ chết đuối xảy ra lại tại chính tỉnh họ cư trú, hay gặp nhất là nam giới ở độ tuổi sau năm mươi. Vậy thống kê cho thấy các đàn ông ở độ tuổi chín chắn, xuống tắm ở những chỗ mình biết rất rõ – chỉ có điều là họ không lên lại từ đó.

Người bị chìm không gây tiếng động

Có thể tìm thấy các phim cảnh những người đang tắm trong một bể bơi. Mọi người có vẻ như hoàn toàn bình thường, nhưng đột nhiên người cứu hộ lao xuống nước và bơi đến chỗ một người. Chính người này đang chìm và không có ai gần đó biết. Im lặng, không hề có tiếng kêu cứu hay vẫy tay cả. Bởi vì cảnh chết chìm xảy ra đúng như thế.

Không có ai vẫy tay và hét cả, đây là một điều lầm tưởng rất có hại mà chúng ta nhớ từ đâu đó. Trong thục tế người đang bị chìm dùng hết sức để có thể thở được, vậy không thể nào lấy sức đâu mà vẫy tay hay kêu lên được. May mà bây giờ người ta nói nhiều hơn về chuyện này. Nhưng người với một người không có hiểu biết, không dễ để nhận ra có ai đang bị chìm.

Cần phải làm gì để xuống nước an toàn?

1 - Nên nhớ là cơ thể con người thành phần chủ yếu là nước, và có các thành phần là chất béo còn nhẹ hơn nước. Do vậy không cần cố gắng lắm ta có thể nổi lên trong nước nếu không quá hoảng hốt. Nếu chúng ta co người ở tư thế như bào thai, nước sẽ tự nâng chúng ta lê như nâng một cái nút chai xốp và đầu bao giờ cũng ở trên mặt nước. Người càng ngập trong nước bao nhiêu thì sức nâng của nước càng lớn bấy nhiêu – do vậy nếu cố càng nâng tay lên trên mặt nước sẽ làm sức nâng đó giảm đi, và đầu có thể bị chìm xuống.

2 - Đây là các lời khuyên rất tốt và thực dụng, nhưng khi ta hoảng hốt thì các phản xạ vẫn mạnh hơn. Do vậy nên học bơi để có các thói quen đúng và tăng cơ hội mất bình tĩnh. Đây là điều thứ hai.

3 - Việc chúng ta biết bơi không có nghĩa để chúng ta cảm thấy quá tự tin. Ai cũng có thể mắc lỗi, bị chuột rút hay sóng che khuất các mối hiểm nguy ở dưới nó. Do vậy, điều thứ ba là chỉ bơi ở những chỗ có người trông coi – các bãi tắm quy định hay trong bể bơi. Ở nơi có người cứu hộ chúng ta có thêm những giây phút quý báu. Ở nơi không có họ ta chỉ có thể được những người ngẫu nhiên cứu trự và phần lớn các vụ chết đuối thường xảy ra ở đó.

4 - Điều hiển nhiên thứ tư là tránh kết hợp rượu với việc tắm. Cấm tuyệt đối. Một phần lớn các vụ chết đuối là do sau khi uống rượu.

5 - Đừng đưa tay ra cứu người đang chìm. Nói thế có vẻ tàn nhẫn, nhưng người đang chìm có thể trong lúc hoảng hốt lại kéo ta xuống nước. Nếu ta thấy ai đang chìm hãy ném phao cho ho nếu có, còn nếu không có phao – hãy đưa cho họ cành cây hay quần áo gì đấy và kêu hay gọi điện cho các đội cứu hộ chuyên nghiệp. Nếu họ không có cơ hội đến đó nhanh, ta hãy tìm người và cùng nắm tay tạo ra một dây xích. Đừng mạo hiểm với tính mạng của chính mình.

6 - Ngay những người bơi giỏi vẫn có hai kẻ thù. Đó là dòng cuốn và sóng. Khi ta bơi giỏi nhưng tắm ở các nơi không có người trông ở sông hay biển, hãy deo thêm vật gì có thể tăng sức nổi trong nước. Những người đi sông nước hay biển giàu kinh nghiệm vẫn làm thế và họ biết rất rõ việc mình làm đấy.

Nguồn: Quê Việt Báo

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
<1234567 ... >