BẢO HIỂM Y TẾ DÀNH CHO SINH VIÊN DU HỌC ĐỨC

Đăng bởi:
06/07/2016 | 11:20
Chuyên mục: Thế hệ trẻ
0 bình luận
BẢO HIỂM Y TẾ DÀNH CHO SINH VIÊN DU HỌC ĐỨC

Bảo hiểm là điều kiện bắt buộc cho sinh viên nước ngoài theo học tại Đức. Tùy theo độ tuổi bạn sẽ được bảo hiểm bởi công ty nhà nước hoặc công ty tư nhân. Về cơ bản sự khác nhau là về mức giá khi tham gia hợp đồng, về dịch vụ tốt khá tương đương (mới thử khám chữa bệnh thôi).

1. Bảo hiểm nhà nước

Bảo hiểm nhà nước chỉ dành cho sinh viên dưới 30 tuổi. Các công ty bảo hiểm lớn ở Đức (gesetzliche Krankenversicherung – GKV) có đại lý ngay cạnh các trường ĐH như AOK, TKK, DAK (DAK hãng này nhận được phản hồi không tốt từ các SV nước ngoài, khi cần trợ giúp hỏi đáp, rất ngại nói tiếng Anh, thủ tục giấy tờ mất khá nhiều thời gian).

1.1 Chi phí hàng tháng

Chi phí hàng tháng tùy theo bang sẽ chênh nhau vài euro

AOK (83€) – TK (81,30€) – DAK (85,49€)

1.2 Khám chữa bệnh

Ở Đức, khi chẳng may bị ốm đau, thông thường các bạn phải đi đến Hausarzt (bác sỹ gia đình), khi có bệnh nặng thì bác sỹ gia đình sẽ làm giấy chuyển viện và bạn có thể đến bệnh viện để khám chữa bệnh.

Đi cấp cứu, nếu vào chủ nhật, thì chỉ cần mang theo thẻ bảo hiểm (bên này ko cần mang tiền đi ứng viện phí), với sinh viên nước ngoài có đôi khi hỏi passport.

Bảo hiểm y tế dùng để khám chữa bệnh ở Đức còn được sử dụng để xin giấy ốm cho SV trước (trong) kỳ thi. BHYT nhà nước về cơ bản sẽ chi trả tất cả các bệnh, riêng về làm đẹp, làm răng, chữa các bệnh về da (mụn trứng cá) cần phải hỏi bác sỹ họ sẽ có cách hoặc hỏi trước khi làm các thủ thuật.

1.3 Làm thế nào để đăng ký bảo hiểm nhà nước (chỉ dành cho các bạn đã vào học chính thức ở các trường đại học (TU, Uni, FH)

Đối với các bạn đang học dự bị ĐH (Studienkolleg), đến cuối kỳ các hãng bảo hiểm sẽ đến săn đón các bạn và thuyết phục các bạn ký hợp đồng về hãng của họ.

Đối các bạn từ VN sang có thể ra các đại lý của các hãng, hoặc đăng ký online họ sẽ chuyển hợp đồng cho bạn, giấy tờ cần mang theo:

-Passport hoặc Thẻ cư trú

-Studienbescheinigung hoặc Immatrikulation (dành cho các bạn kì đầu tiên) hoặc thẻ sinh viên.

-Thông tin tài khoản ngân hàng (bảo hiểm tự trừ tiền hàng tháng)

Link dưới đây

- AOK (83€) - TK (86,98€) - DAK (85,49€)

1.4 Làm thế nào để kết thúc hợp đồng bảo hiểm nhà nước (chuyển sang một bảo hiểm nhà nước khác)

– Gửi Auftrag yêu cầu hủy hợp đồng bảo hiểm (với bảo hiểm nhà nước sau 18 tháng mới được chuyển sang bảo hiểm mới, và sau 2 tháng từ khi báo cắt bảo hiểm cũ, bảo hiểm mới có hiệu lực). Ví dụ bạn cắt hợp đồng BH cũ vào tháng 12 thì đến đầu tháng 3 năm sau thì hợp đồng BH mới có hiệu lực.

– Sau đó bên bảo hiểm sẽ gửi cho bạn Kündigungsbestätigung, bạn đem tờ này ra đăng ký mua bảo hiểm mới.

– Làm hợp đồng với bên bảo hiểm mới xong, bạn đem hợp đồng sang bên bảo hiểm cũ đưa cho họ xem, lúc này chính thức hợp đồng với bảo hiểm cũ mới được cắt.

DAK- Kündigungsbestätigung, vom 11.02.2013

2. Bảo hiểm tư nhân

Ở Đức chất lượng giữa bảo hiểm Công và bảo hiểm tư nhân không bị khác biệt quá nhiều. Các hãng tư nhân cũng đảm cho khách hàng có các dịch vụ cơ bản nhất. Bảo hiểm tư nhân được quản lý bởi các hãng tư nhân: Care Concept + Mawista + Hanse Merkur...

2.1 Bảo hiểm tư nhân dành cho đối tượng nào

– Sinh viên đang học tiếng và sinh viên học dự bị (STK) – Sinh viên lớn hơn 30 tuổi (vì thường >30 tuổi mua bảo hiểm công rất đắt)

2.2 Làm thế nào để đăng ký bảo hiểm tư nhân

– Đăng ký online (điền form online), hợp đồng sẽ được nhận qua email. – Ra các đại lý bảo hiểm (địa chỉ có thể tìm theo thành phố) (Versicherungsmarkler). Nếu mua qua các đại lý này thì sau mỗi lần khám bệnh có thể đem hóa đơn ra để họ làm thủ tục thanh toán tiền cho mình.

2.3 Sử dụng bảo hiểm tư nhân như thế nào?

– Khác với bảo hiểm công, khám chữa bệnh với bảo hiểm tư thì bạn sẽ phải trả tiền trước, sau đó mới đem hóa đơn gốc về làm thủ tục hoàn tiền với hãng bảo hiểm.

Với các dịch vụ khám đặc biệt (chụp CT,…) thì cần có liên hệ trước của bác sĩ với bên bảo hiểm.

Ví dụ: mình đã đi nhổ răng và chữa mũi dị ứng (cái này bảo hiểm hoàn trả toàn bộ tiền khám lẫn tiền thuốc, mùa dị ứng sắp đến các bạn chú ý nhé). Các bạn có ý kiến khác thì bổ sung nhé.

Nếu trường hợp cấp thường bảo hiểm chi trả hết.

Lưu ý: Các công ty bảo hiêm tư nhân cho sinh viên là Mawista, Care concept, bạn nên mua thêm gói bảo hiểm tai nạn cho bên thứ 3, tức là chẳng may hoặc cố ý đập vỡ cửa kính nhà hàng xóm thì họ cũng trả cho bạn luôn.

Bạn đóng bảo hiểm tư từ 8 tháng trở lên thì bảo hiểm mới chi trả các khoản phí về làm răng hoặc sinh đẻ cho phụ nữ

– Bảo hiểm du lịch của Đức đình đám là công ty Hanse Merkurs. (Nếu bạn đi học ở nước ngoài 1 kỳ (ngoài Đức) bạn cũng có thể mua bảo hiểm của hãng này để đi Auslandssemester).

Nguồn: nuocduc.org / Nước Đức (Tổng hợp) - Tác giả: Minda Hoang

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
<1234567 ... >